Chuyện công sở
Vì sao nhân sự hay nhảy việc?
Doanh nghiệp của bạn thường xuyên nhận được đơn xin thôi việc của nhân sự? Bạn luôn đau đầu vì thiếu nhân viên? Bạn tốn nhiều chi phí và thời gian trong quá trình đào tạo nhân viên mới? Vậy đâu là lý do khiến nhân viên đi, cùng đối chiếu 9 nguyên nhân Leader Real liệt kê dưới đây với vấn đề mà doanh nghiệp của bạn đang gặp phải.
1. Không có cơ hội thăng tiến
Lý do đầu tiên và quan trọng nhất khiến nhân viên quyết định rời khỏi công ty là vì không tìm thấy cơ hội thăng tiến. Thống kê cho thấy một nhân viên cứ thêm 10 tháng ở một vị trí, khả năng nhảy việc lại tăng thêm 1%. “ Dậm chân tại chỗ ” quá lâu sẽ bào mòn khả năng thích nghi và họ thường có xu hướng tìm kiếm cơ hội ở công ty khác.
Giải pháp đơn giản là tổ chức cần đưa ra cho nhân viên một lộ trình thăng tiến rõ ràng và thay đổi chức danh công việc đều đặn, cho họ nhận thức được những cơ hội mình có khi ở lại. Điều này giúp cho nhân viên của bạn tin tưởng vào công ty và có động lực phát triển bản thân.
2. Mức lương không phù hợp
Lộ trình thăng tiến là chưa đủ, mức lương cũng cần phải cạnh tranh mới mong giữ được nhân tài. Theo kết quả khảo sát của Glassdoor với những nhà tuyển dụng cho thấy đối với 45% nhân viên nghỉ việc, lý do phần lớn là tiền lương. Mức lương bạn trả cho nhân viên phải tương xứng với thành quả họ mang về, tương đương với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực. Khi công ty có chính sách lương thưởng rõ ràng, có nghĩa là nhân viên đã được trả công xứng đáng, chẳng ai nỡ từ chối một nơi làm việc tuyệt vời như vậy.
3. Không có cơ hội phát triển thế mạnh
Khi nhân viên có điều kiện phát huy thế mạnh của mình trong công việc, họ sẽ cảm thấy tự tin và làm việc hăng say hơn. Ai cũng muốn tham gia các hoạt động mình làm tốt và phát triển kỹ năng lên cấp độ cao hơn. Nếu không được tạo điều kiện phát huy năng lực thì năng suất làm việc của nhân viên trì trệ, kém hiệu quả.
Nếu không khắc phục điều này, nhân viên sẽ rời đi và tìm kiếm một công ty khác biết sử dụng giá trị của họ. Giải pháp là nhà quản lý ngay lập tức giúp nhân viên tìm lại cảm hứng, có thể cho nhân viên thử sức với những công việc khác nhau để trau dồi kỹ năng xử lý công việc và giao những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn.
4. Không được đào tạo chuyên sâu
Theo nghiên cứu của WorkTrends cho biết nguyên nhân nghỉ việc liên quan đến việc không được đào tạo về chuyên ngành. Một số doanh nghiệp ngại bỏ ra một khoản học phí để đào tạo nhân sự vì lo lắng nhân viên sẽ nhanh chóng ra đi tìm công việc tương xứng với kiến thức và kỹ năng mới mà họ vừa học được. Tuy nhiên, đầu tư cho nhân viên cũ đã có thời gian dài gắn bó với công ty còn hơn tuyển dụng một nhân viên mới.
Nhân viên cảm thấy rằng lộ trình đào tạo và phát triển nghề nghiệp là quan trọng nhất khi theo đuổi một công việc. Nếu không có cơ hội hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp tại nơi làm việc, họ sẽ đi tìm cơ hội khác. Do đó, chủ doanh nghiệp nên có hướng đầu tư hợp lý và cam kết để giữ chân nhân tài.
5. Thiếu sự công nhận của cấp trên
Trong nghệ thuật quản lý nói chung, nhà quản lý cần khen thưởng và công nhận những đóng góp của những nhân viên có năng lực. Hãy để cho họ biết, nếu làm việc tốt họ đáng được khen ngợi hoặc được xem xét chuyện tăng lương, thưởng hoặc thăng tiến nghề nghiệp. Khi được cấp trên công nhận kết quả, nhân viên sẽ tự hào và có động lực cố gắng làm tốt hơn nữa.
6. Văn hoá doanh nghiệp không phù hợp
Văn hoá doanh nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để giữ chân nhân viên. Doanh nghiệp tôn trọng, đánh giá cao nhân viên, đối xử công bằng, phúc lợi thỏa đáng, thường xuyên tổ chức các sự kiện, hoạt động xây dựng nhóm để tạo dựng môi trường làm việc tốt. Làm được những điều đó, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và mong muốn gắn bó lâu dài với công ty vì họ hài lòng với giá trị mà công ty mang lại.
7. Bất hòa với đồng nghiệp
Đồng nghiệp là người làm việc cùng, ngồi cạnh nhau, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc của mỗi nhân viên. Tuy nhiên, môi trường công sở khó tránh khỏi những đồng nghiệp bè phái khiến cho những nhân viên áp lực tinh thần, cảm thấy sợ hãi khi đến văn phòng làm việc.
Một trong những biểu hiện nhân viên có hài lòng với công việc của mình hay không là việc họ có hay không những người bạn tốt, anh em/chị em thân thiết ở nơi làm việc. Quản lý cần chú ý và can thiệp đúng lúc nếu thấy nhân viên không có khả năng tự giải quyết trước khi quá muộn.
8. Không nắm được tình hình kinh doanh của công ty.
Nhân viên có cảm giác bất ổn và thiếu lòng tin đối với doanh nghiệp khi không nắm được các thông tin của công ty như: tình hình hoạt động, kế hoạch, doanh số, cơ cấu nhân sự,...
Để giải quyết vấn đề này, quản lý cần cập nhật cho nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào và kế hoạch sắp tới là gì. Với nguồn thông tin được phía lãnh đạo cung cấp minh bạch, liên tục, nhân viên sẽ có niềm tin vào năng lực phán đoán và định hướng của quản lý và họ sẽ chọn gắn bó lâu dài.
9. Văn phòng làm việc quá cũ
Dưới đây là kết quả khảo sát các đặc điểm văn phòng thu hút nhân viên:
– 50% ứng viên từ bỏ việc vì vị trí văn phòng không thuận tiện.
– 41% nhân viên mất cảm hứng với thiết kế văn phòng trung bình.
– 32% ứng viên bỏ việc nếu không gian làm việc không được vệ sinh sạch sẽ.
– 8% nhân viên bỏ việc nếu thiết kế văn phòng thiếu ánh sáng mặt trời.
Qua đó, một văn phòng làm việc truyền cảm hứng đối với doanh nghiệp rất quan trọng. Trên thực tế, văn phòng dần bắt đầu được chủ doanh nghiệp đầu tư và lựa chọn kỹ càng về vị trí, không gian, thiết kế,… nhằm xây dựng môi trường làm việc thoải mái, đề cao trải nghiệm làm việc của nhân viên và đón đầu xu hướng nhân sự. Văn phòng phù hợp với đặc điểm ngành nghề, ngoài thể hiện tinh thần và văn hóa doanh nghiệp còn thu hút nhân tài, nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Văn phòng của bạn đã xuống cấp? Nhân viên phản hồi vị trí văn phòng hiện tại không thuận tiện? Bạn muốn thay đổi không gian làm việc để tăng hiệu quả lao động? Hãy liên hệ ngay với Leader Real. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn giải pháp văn phòng cho thuê với vị trí thuận lợi, giá thuê phù hợp và cho bạn cảm hứng làm việc mỗi ngày. Bên cạnh hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm văn phòng mới, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất văn phòng dành cho các công ty muốn cải tạo không gian làm việc. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ miễn phí.
CÔNG TY TNHH DV BẤT ĐỘNG SẢN LEADER REAL
✅ Trụ sở: 10 Phan Đăng Lưu, phường 7, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
✅ VPLV: 46/32 Nguyễn Công Hoan, phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
☎️ Hotline: 0968446868 - 0932.66.22.46
☎️ Điện thoại: 028 6271 8379 - MST: 0312315615
📧 Email: info@leaderreal.vn - Website: https://leaderreal.vn
Tòa nhà cho thuê nổi bật
-
Cantavil Hoàn Cầu
Giá thuê: $264000 USD/m²
: Điện Biên Phủ, Bình Thạnh
: 60,110, 220, 300m²
Giá cập nhật: 20/8/2020
Xem nhanh -
BSI Tower
Giá thuê: $12.0 USD/m²
: Quốc Lộ 13, Thủ Đức
: 50, 75, 100, 200, 300, 500,...m²
Giá cập nhật: 1/12/2021
Xem nhanh -
Worc@ Tower
Giá thuê: $23.0 USD/m²
: Võ Trường Toản, Quận 2
: 100, 130, 150, 180, 230m²
Giá cập nhật: 3/12/2021
Xem nhanh - Xem nhanh
-
Metropolitan Tower
Giá thuê: $38.0 USD/m²
: Đồng Khởi, Quận 1
: 200, 300, 500m²
Giá cập nhật: 1/12/2021
Xem nhanh -
Việt Á Building
Giá thuê: $10.0 USD/m²
: Hoàng Diệu, Quận 4
: 20, 30, 50, 60, 90m²
Giá cập nhật: 4/12/2021
Xem nhanh -
Báo Người Tiêu Dùng Building
Giá thuê: $16.0 USD/m²
: Nguyễn Biểu, Quận 5
: 45, 87, 220m²
Giá cập nhật: 4/12/2021
Xem nhanh -
Mapletree Business Center
Giá thuê: $28.0 USD/m²
: Nguyễn Văn Linh, Quận 7
: 150, 300, 700, 1000, 1500m²
Giá cập nhật: 4/12/2021
Xem nhanh -
Viettel Complex Building
Giá thuê: $27.0 USD/m²
: Cách Mạng Tháng 8, Quận 10
: 100, 200, 300, 500, 1000, 1500m²
Giá cập nhật: 4/12/2021
Xem nhanh -
Sacom Building
Giá thuê: $16.5 USD/m²
: D1, Quận 9
: 200, 400, 800, 2000, 6000, 10000m²
Giá cập nhật: 1/12/2021
Xem nhanh